Máy bơm nước 24h Sự làm việc nối tiếp của các máy bơm ly tâm

Sự làm việc nối tiếp của các máy bơm ly tâm

 Các máy bơm được gọi là nối tiếp nếu như sau khi ra khỏi bơm này, chất lỏng được đưa tiếp vào ống hút của bơm kia rồi sau đó mới được đưa vào hệ thống. Như vậy, khi các bơm làm việc nối tiếp, lưu lượng của chúng bằng nhau và bằng lưu lượng tổng cộng của hệ thống

Q1=Q2=Q3=Q4=.................=Qht

Còn cột áp của hệ thống bằng tổng cột áp của các bơm.

Hht=H1+ H2+H3+H4+................

Các bơm làm việc nối tiếp được sử dụng khi hệ thống yêu cầu áp lực cao mà một bơm không đáp ứng được.

Các bơm cùng đặc tính làm việc nối tiếp

Trên hình 2-44 giới thiệu đặc tính làm việc của hai bơm giống nhau làm việc nối tiếp. Đặc tính tổng cộng của hai bơm được dựng bằng cách: ứng với mỗi điểm trên đường đặc tính của bơm, giữ nguyên hoành độ và nhân đôi tung độ. Ví dụ điểm c trên đường đặc tính tổng cộng Q-H(1+2) nhận được bằng cách lấy tung độ ac=2ab, còn hoành độ giữ nguyên. Đặc tính đường ống CE cắt đặc tính Q-H(1+2) tại A xác định điểm làm việc của hai bơm trong hệ thống. Từ đường đặc tính xác định được lưu lượng Q(1+2) và cột áp H(1+2) của hai bơm làm việc nối tiếp. Lưu lượng của mỗi bơm:

Q1=Q2=Q(1+2)

và cột áp

H1=H2=H(1+2) 

Trên hình 2.45 giới thiệu đường đặc tính của hai bơm giống nhau ghép nối tiếp khi có H>Hhh . Cách dựng đường đặc tính tổng cộng cũng giống như trường hợp trên.A là điểm làm việc của hai bơm ghép nối tiếp.D là điểm làm việc riêng rẽ của từng bơm cũng trong hệ thống ấy. Từ đồ thị thấy rằng, trong trường hợp này, khi ghép hai bơm làm việc nối tiếp không những có khả năng tăng cột áp mà còn tăng cả lưu lượng của hệ thống.

Sự làm việc nối tiếp của hai bơm khác đặc tính

Trên hình 2-46 giới thiệu các đường đặc tính của hai bơm khác nhau làm việc nối tiếp và đặt ở hai vị trí cách xa nhau, ở các cao trình khác nhau. Tương tự 2.18.3 quy đổi bơm về 1 vị trí  bơm 2 để tìm điểm làm việc của các bơm khi cùng làm việc. Đường ED biểu diễn tổn thất cột áp trên đoạn ống nối giữa hai bơm. Trừ tung độ của các điểm trên đường Q-H1 với tung độ của các điểm tương ứng trên đường ED nhận được đường Q-H1' là đường đặc tính quy đổi của bơm 1 về vị trí 2. Đường đặc tính tổng cộng " quy ước" của hai bơm Q-H(1+2) nhận được bằng cách dựng từ đường Q-H1' và Q-H2. Đặc tính đường ống chung được dựng trên chiều cao bơm nước hình học H(1+2)hh cắt đường Q-H(1+2) tại A. Từ điểm A kẻ đường song song với trục tung được điểm 1 và 2 là điểm làm việc của  bơm 1 và 2 khi ghép nối tiếp trong hệ thống

Cần chú ý là các bơm ghép nối tiếp chỉ làm việc được khi tổng cột áp khởi động của các bơm lớn hơn tổng chiều cao bơm nước hình học:

Khi ghép bơm làm việc nối tiếp nên chọn những bơm có đường đặc tính dốc, vì chỉ cần tăng lưu lượng ít đã tăng được cột áp theo yêu cầu. Khi hai bơm cùng làm việc như vậy, bơm thứ hai làm việc với áp suất cao hơn bơm thứ nhất. Nếu không đủ bền, bơm thứ hai sẽ bị hỏng. Vì thế phải chọn trên ống đẩy của bơm thứ nhất điểm nào không gây nguy hiểm cho bơm thứ hai để ghép.

Việc mở bơm ghép nối tiếp được tiến hành theo trình tự sau: Cho bơm thứ nhất làm việc đến khi nào cột áp của bơm đạt giá trị H01 thì mở van trên ống đẩy của bơm này và cho bơm thứ hai làm việc. Khi nào cột áp của bơm thứ hai đạt giá trị H02 thì mở van trên ống đẩy của bơm thứ hai để các bơm cấp nước vào hệ thống đường ống.

Việc ghép bơm làm việc nối tiếp trong hệ thống phức tạp và không thuận tiện, kinh tế bằng chọn bơm có cột áp cao đáp ứng được yêu cầu làm việc. Chỉ nên ghép nối tiếp các bơm trong trường hợp cần thiết.