Máy bơm nước 24h Hiểu rõ hơn về máy bơm bánh răng

Hiểu rõ hơn về máy bơm bánh răng

Bơm bánh răng được sử dụng trong các máy thủy lực như máy ép, máy nâng, cần cẩu, máy đào đất,....;sử dụng hệ thống điều khiển tự động. Do không có van hút và đẩy nên bơm bánh răng có thể quay với vận tốc n=700÷5000 vòng/phút nên nó thường nhận truyền động trực tiếp từ động cơ.  Vì khi làm việc, bánh răng thường xuyên tiếp xúc với dầu nhờn, dầu thủy lực nên tuổi thọ của nó cao.Các bề mặt làm việc của bơm phải được chế tạo với độ chính xác và độ bóng cao thì mới tạo được áp lực lớn, và không tổn thất nhiều lưu lượng.

Hình 3.18 biểu diễn nguyên lý cấu tạo và hoạt động của bơm bánh răng.

Năng suất thể tích Qlt của bơm bánh răng được tính theo công thức. 3.25 dưới đây

trong đó:

D: đường kính chia của hai bánh răng, dm

b: Chiều rộng của bánh răng, dm

m: modun của răng, dm

n: vòng quay của bánh răng, vg/ph

Do có các khe hở giữa hai bánh răng, giữa vỏ và các bánh răng nên chất lỏng sẽ chui từ phía đẩy  về phía hút. Sự tổn thất thể tích đó được đánh giá bằng η. Năng suất thực Qtt của bơm được tính theo công thức.

Hình 3.19a biểu diễn đặc tính lưu lượng tức thời của bơm bánh răng. Nó biểu diễn quan hệ giữa lưu lượng Q và góc quay φ của bánh răng với hệ số ăn khớp Ɛ=1. Lưu lượng lý thuyết Qlt được tính trung bình giữa Qmin và Qmax sao cho hai diện tích gạch chéo bằng nhau và bằng f. Hệ số không đồng đều kí hiệu là δ

Số răng của mỗi báng răng càng nhiều thì hệ số δ càng nhỏ.

Hình 3.19 biểu diễn đặc tính về quan hệ giữa lưu lượng Q và áp lực P của bơm bánh răng. Đường thẳng 1 song song với trục hoành là đường lưu lượng lý thuyết, nó không phụ thuộc vào áp suất. Đường số 2 hơi cong xuống thể hiện có tổn thất thể tích khi áp suất tăng lên. Nếu khe hở lớn và khi chất lỏng ít nhớt thì lưu lượng sẽ giảm mạnh khi tăng áp suất ( đường cong 3). Trường hợp bơm làm việc lâu, bị mòn nhiều thì đường đặc tính giống đường 3.

Hình 3.20 thể hiện cấu tạo cụ thể  của bơm bánh răng. Để khắc phục hiện tượng tải đột ngột lên bánh răng và gối đỡ do chất lỏng bị kẹt lại giữa hai răng lúc cuối quá trình đẩy người ta khoét rãnh thông ɑ (hình 3.20b)

Muốn có áp lực cao ta mắc nối tiếp các cặp bơm bánh răng như hình 3.21. Trong trường hợp này bao giờ lưu lượng của bơm phía trước cũng cao hơn phía sau nên phải có van xả vòng trở về bể hút.