Động cơ khi làm việc với tải định mức vẫn quay được với vận tốc gần như bình thường nhưng sờ vào bầu thì nóng bỏng tay, đôi khi có nóng cục bộ ở cuộn dây Stato hoặc cuộn dây roto ruột quấn. Trường hợp nặng, khởi động có tải tương đối khó khăn, động cơ đà lên chậm và vận tốc quay giảm sút nhiều. Nếu cho động cơ tiếp tục hoạt động sẽ có nhiều mùi khét.
Có hàng loạt nguyên nhân gây ra nóng động cơ, nhưng tập trung vào mấy nguyên nhân chính sau đây:
+ Nếu là động cơ đang vận hành mà bị nóng thì ở động cơ một pha có thể do tải quá lớn so với công suất định mức của động cơ, điện áp lưới hạ quá thấp khi động cơ đang làm việc đầy tải, điện áp lưới quá cao làm giảm cách điện của dây quấn, chập mạch trong một số vòng dây của cuộn dây stato hoặc roto.
+ Nếu là động cơ vừa sửa chữa xong thì có thể do đấu lộn đầu một trong các tổ bối dây, lõi thép stato hoặc roto để quá lâu không dùng nên bị hoen gỉ làm tăng dòng Phuco hoặc do đã xử lý cơ khí nên khe hở giữa lõi thép stato và roto tăng lên.
+ Riêng với động cơ ba pha còn có thể do đứt một trong ba cầu chì hoặc đứt một trong ba cuộn dây, làm cho động cơ chỉ có làm việc hai pha hoặc điện áp lưới ba pha cung cấp quá mất đối xứng.
+ Ngoài ra, còn có thể do hệ thống làm mát hoạt động kém hiệu lực hoặc do kẹt tải cơ học. Để sửa chữa hiện tượng này, cần phải để cho động cơ nguội trở lại, sau đó cho quay không tải để loại trừ dần từng khả năng, rồi áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra để tìm ra nguyên nhân hỏng.
Với mọi sự cố xảy ra với các động cơ nếu quý khách không tự xử lý được thì hãy liên hệ ngay với Cường Thịnh Vương để được tư vấn chi tiết.
Hotline: 0989490236